A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

BẾP ĂN BÁN TRÚ TRƯỜNG TIỂU HỌC LÊ VĂN TÁM VỚI PHƯƠNG CHÂM: VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM LÀ YẾU TỐ HÀNG ĐẦU.

Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) hiện nay là vấn đề được quan tâm hàng đầu, vì sự an toàn về sức khoẻ của học sinh. Trong thời gian qua, được sự chỉ đạo của cấp trên, lãnh đạo nhà trường đã chủ động thực hiện nhiều biện pháp cụ thể, thiết thực nhằm nâng cao hiệu quả công tác đảm bảo VSATTP bếp ăn bán trú tại nhà trường. Hàng năm, với hơn 2000 học sinh ăn bán trú, trường Tiểu học Lê Văn Tám luôn đặt vấn đề ATVSTP lên hàng đầu.

Nhân viên nhà bếp được trang bị đồ bảo hộ lao động đúng quy định.

          Công tác đảm bảo VSATTP cho bữa ăn của học sinh và cả giáo viên luôn được nhà trường quan tâm, chú trọng, tập trung làm tốt. Để tổ chức tốt bữa ăn bán trú cho học sinh có chất lượng và đảm bảo VSATTP, nhà trường đã tập trung chỉ đạo làm tốt 4 nội dung sau:

         1. Đảm bảo nguồn cung cấp thực phẩm an toàn:

          Hợp đồng để cung ứng về nguồn thực phẩm sạch đảm bảo chất lượng VSATTP ngay từ đầu năm học.

          Hằng ngày, thực phẩm được tiếp nhận dưới sự giám sát chặt chẽ của đại diện lãnh đạo nhà trường( kiểm tra và kí nhận thực phẩm theo từng ngày).

         2. Đảm bảo vệ sinh trong chế biến, lưu mẫu thực phẩm 24h:

         Kiểm tra các đồ dùng bán trú đảm bảo chất lượng theo qui định của ngành (Số lượng đồ dùng đủ về số lượng và đảm bảo chất lượng theo yêu cầu).

         Kiểm tra bộ phận cấp dưỡng về việc thực hiện các qui định: trang phục nhà bếp và thực hiện 10 nguyên tắc vàng về VSATTP.

         Kiểm tra thường xuyên VSATTP: Bếp ăn, chất lượng thực phẩm dụng cụ chế biến, lưu mẫu thức ăn hàng ngày.

         Kiểm tra nguồn nước sạch và các công trình thoát nước để xử lý kịp thời, kiểm tra chất lượng nguồn nước phục vụ cho nhà trường theo định kỳ.

         Kiểm tra công tác bán trú trong năm học theo kế hoạch của trường, hằng ngày cán bộ thường xuyên kiểm tra công tác chế biến món ăn của nhà bếp.

         Kiểm tra việc lưu mẫu thức ăn hàng ngày về số lượng, các món ăn trong ngày, có dán nhãn niêm phong cho các hộp đựng mẫu thức ăn. Thực hiện việc lưu mẫu theo 3 bước. Đảm bảo chế độ lưu giữ thức ăn qua 24h.

        3. Đảm bảo chất lượng bữa ăn, vệ sinh cá nhân học sinh:

        Thực đơn- thực phẩm được lên lịch theo tuần, theo mùa( có sự giám sát của lãnh  đạo nhà trường).  Bên cạnh đó, các nhân viên cấp dưỡng đều được tập huấn kiến thức về VSATTP, được khám sức khoẻ định kỳ, có trình độ nhất định về sơ chế, nấu ăn cho học sinh.

        Kiểm tra việc vệ sinh cá nhân của học sinh: rửa tay trước khi ăn, giáo viên đeo khẩu trang y tế khi cho học sinh ăn.

        Chăm sóc bữa ăn cho học sinh, cho học sinh ăn hết suất ăn, công tác vệ sinh sau khi ăn.

        4. Thực hiện tốt công tác tuyên truyền:

        Tổ chức tuyên truyền, nâng cao nhận thức về công tác VSATTP đến CBGVNV trong trường về "Pháp lệnh VSATTP”, “Luật An toàn thực phẩm” và các văn bản hướng dẫn của, Phòng GD&ĐT, Sở GD&ĐT Hà Nội và Y tế.

        Phối hợp với liên đội phát thanh măng non về công tác tuyên truyền VSATTP, giáo dục cho học sinh có thói quen vệ sinh trong ăn uống thông qua các hoạt động giáo dục hàng ngày ở trường như: lao động tự phục vụ, giữ vệ sinh trường-lớp, rèn thói quen vệ sinh cá nhân và các hành vi văn minh nơi công cộng, tạo môi trường thân thiện trong trường học.

         Ngoài ra lãnh đạo nhà trường phân công một cán bộ trực tiếp chỉ đạo và kiểm tra thường xuyên các hoạt động của nhà bếp bán trú . Nhà trường đã xây dựng, bổ sung đầy đủ cơ sở vật chất bên trong của nhà ăn bán trú. Chính vì vậy mà trong những năm tổ chức ăn bán trú trường Tiểu học Lê Văn Tám không xảy ra ngộ độc thực phẩm và không có dịch bệnh đường tiêu hoá truyền qua thực phẩm. Bếp ăn bán trú trường tiểu học Lê Văn Tám luôn được phụ huynh và học sinh tin tưởng. 

                            Một số hình ảnh của công tác bán trú tại trường Tiểu học Lê Văn Tám:

 

 


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài viết liên quan